Dân Hàn Quốc khốn khổ vì 'bọ tình yêu' hoành hành

"Bọ tình yêu" bùng nổ ở vùng thủ đô Seoul, phủ kín đường phố, cây cối, gây phiền toái cho người dân và lo ngại về môi trường.

"Bọ tình yêu", hay Plecia longiforceps, đang trở thành một trong những chủ đề được bàn tán sôi nổi nhất ở Hàn Quốc, khi chúng hoành hành trên đường phố, nhà cửa, chợ búa, gây phiền toái cho người dân và khiến giới chức lúng túng.

Loài côn trùng này được gọi là "bọ tình yêu" vì thường xuất hiện theo cặp, khi con cái và con đực bám vào nhau để giao phối khi bay. Loài sinh vật ngoại lai này bắt đầu xuất hiện ở vùng thủ đô Seoul từ năm 2015. Một số chuyên gia tin rằng chúng lan đến Hàn Quốc từ vùng đông nam Trung Quốc.

Truyền thông Hàn Quốc nhận định thời tiết nóng lên do biến đổi khí hậu là nguyên nhân số lượng "bọ tình yêu" bùng nổ ở Seoul năm nay. Tuy nhiên, Shin Seung-gwan, nhà sinh vật học tại Đại học Quốc gia Seoul, cho biết cách lý giải đó không thuyết phục, bởi loài này đang sinh sôi mạnh ở các khu vực gần Seoul, không phải ở các vùng ấm hơn tại phía nam Hàn Quốc.

"Tôi cho rằng hiện tượng này có thể liên quan nhiều hơn đến hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, khi nhiệt độ trong thành phố cao hơn đáng kể so với khu vực xung quanh", ông Shin nêu quan điểm. "Tuy nhiên, quy mô bùng phát bọ tình yêu với số lượng hiện tại ở Seoul rõ ràng là rất bất thường, cần tiếp tục theo dõi".

Giới chức Hàn Quốc chưa có thống kê chính xác về mức gia tăng của quần thể "bọ tình yêu" trong năm nay so với những năm trước.

Hai cá thể bọ tình yêu đang giao phối ở Seoul. Ảnh: Guardian
Hai cá thể "bọ tình yêu" đang giao phối ở Seoul. Ảnh: Guardian

Theo giới khoa học, loài bọ này vô hại với con người, không cắn và cũng không mang mầm bệnh. Một YouTuber Hàn Quốc gần đây còn gom một túi đầy và chế biến chúng thành nhân bánh kẹp để ăn.

"Hương vị không phải xuất sắc, nhưng tôi nghĩ là ăn được. Chúng có mùi đặc trưng mà chúng tỏa ra trên núi. Vị giống như cây cỏ vậy", người này nói.

"Tội" duy nhất của chúng, ở thời điểm hiện tại, là gây cảm giác ghê sợ, giới quan sát cho biết.

Theo khảo sát của công ty dữ liệu địa phương Embrain, "bọ tình yêu" còn bị người Seoul ghét hơn cả gián và rệp giường. 86% người được hỏi cho rằng đây là loài gây hại.

Theo dữ liệu chính phủ, số khiếu nại được gửi lên chính quyền Seoul về loài bọ này đã tăng hơn gấp đôi, từ 4.418 đơn năm 2022 lên 9.926 đơn năm 2024.

"Tôi đi đâu cũng thấy bọ. Tôi không thể tiếp tục sống như thế này", Park, nhân viên văn phòng 26 tuổi, nói, chỉ vào cửa sổ văn phòng phủ kín bọ.

Một số con còn bay vào nhà, khiến Park mất ngủ. Cô vừa quyết định chuyển nhà khỏi quận Eunpyeong ở Seoul do bọ hoành hành trong năm nay. "Chỉ tưởng tượng đến cảnh bọ bay vào nhà lúc rạng sáng, tôi đã rùng mình", cô nói.

Người phụ nữ đeo kính che mặt, dùng quạt để xua bọ tình yêu trên đỉnh núi Gyeyang ở Incheon, Hàn Quốc ngày 30/65. Ảnh: AP

Người phụ nữ đeo kính che mặt, dùng quạt để xua "bọ tình yêu" trên đỉnh núi Gyeyang ở Incheon, Hàn Quốc ngày 30/65. Ảnh: AP

Choi Min-seoul, 28 tuổi, gần đây cũng phải bỏ thói quen chạy bộ dọc sông Hàn sau giờ làm, chuyển sang tập gym trong phòng. "Bọ bám hết vào người, mặt mũi khiến việc chạy bộ ngoài trời trở nên khó khăn. Tôi còn mặc áo rộng rãi và từng nuốt phải một con bọ. Tôi mất hết động lực duy trì thói quen này", Choi nói.

Nỗi ghét bỏ này phổ biến đến mức trở thành chủ đề để ví von, công kích lẫn nhau trên chính trường Hàn Quốc. Nghị sĩ đối lập Ahn Cheol-soo đã sử dụng hình ảnh "bọ tình yêu" để chỉ trích việc Tổng thống Lee Jae-myung bổ nhiệm một cựu thống đốc từng bị kết án vì bê bối chính trị năm 2019 vào nội các.

Năm 2024, nhiều ý kiến cho rằng chính quyền Seoul nên xếp "bọ tình yêu" vào danh sách sinh vật gây hại vì chúng gây ảnh hưởng sức khỏe tâm thần của người dân. Động thái này sẽ cho phép giới chức tiêu diệt chúng bằng hóa chất, nhưng chính quyền Seoul đã từ bỏ ý tưởng này sau khi các nhà hoạt động môi trường nêu lo ngại về sức khỏe và an toàn.

Năm nay, khi công chúng cạn kiên nhẫn, thành phố đang thử hướng tiếp cận khác, mở chiến dịch truyền thông nhằm cải thiện hình ảnh "bọ tình yêu" trong mắt người dân.

"Bọ tình yêu không phải loài gây hại. Kiểm soát dịch hại quá mức chỉ làm tổn hại môi trường và sức khỏe người dân, cần hạn chế tối đa. Dù trông đáng sợ, chúng cũng mang lợi ích. Những con trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa. Ấu trùng loài này cũng hỗ trợ quá trình ủ phân tự nhiên của đất", video do Bộ Y tế Hàn Quốc đăng tháng trước có đoạn.

Theo VNexpress

 

Các bài viết liên quan

photo

Tổng Công ty Giao thông Gwangju tuyển dụng 30 lao động thời vụ trong kỳ nghỉ hè

Tổng Công ty Giao thông Gwangju tuyển dụng 30 lao động thời vụ trong kỳ nghỉ hè Số lượng tuyển dụng: 30 người (16 vị trí hành chính, 14 vị trí kỹ thuật) Thời gian làm việc: 1 tháng (trong tháng 8 hoặc tháng 9) Điều kiện ứng tuyển: Từ ngày thông báo đến ngày thi cuối cùng, có hộ khẩu tại thành phố Gwangju Hoặc đã cư trú tại Gwangju trên 3 năm tính đến ngày thông báo Hoặc tốt nghiệp trường THPT hoặc đại học tại Gwangju (dưới 35 tuổi) Độ tuổi: Từ 18 đến 34 tuổi Quy trình tuyển chọn: Xét hồ sơ → kiểm tra sức khỏe → rà soát điều kiện → công bố trúng tuyển Áp dụng hình thức tuyển dụng ẩn danh, không phân biệt học vấn, tuổi tác Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ: Từ 30/6 đến 4/7 Tầng 4, trụ sở Tổng công ty Giao thông Gwangju, khu Maruk-dong, quận Seo-gu Ngày công bố kết quả: 21/7 Liên hệ: Truy cập trang web Tổng công ty Giao thông Gwangju hoặc liên hệ bộ phận tổng vụ
photo

Tổng công ty Giao thông Gwangju tổ chức diễn tập ứng phó thảm họa giả định tai nạn tàu điện và hỏa hoạn

Tổng công ty Giao thông Gwangju tổ chức diễn tập ứng phó thảm họa giả định tai nạn tàu điện và hỏa hoạn Ngày 18/6, Tổng công ty Giao thông Gwangju đã tổ chức một buổi diễn tập ứng phó thảm họa tại ga Pyeongdong, giả định tình huống tàu điện trật đường ray và cháy nổ do động đất gây ra. Khoảng 200 người từ các cơ quan liên quan như Sở cứu hỏa, Trung tâm y tế, Cảnh sát quận Gwangsan và Đội điều hành drone thành phố Gwangju đã tham gia phối hợp chặt chẽ. 5 công dân được tuyển chọn trước cũng trực tiếp tham gia và theo dõi toàn bộ quá trình huấn luyện, đóng góp ý kiến đánh giá và cải thiện từ góc nhìn người dân. Cuộc diễn tập giúp kiểm tra khả năng xử lý tình huống khẩn cấp, phân chia nhiệm vụ giữa các cơ quan, dập lửa và phục hồi thiệt hại. Ông Jo Ik-moon, Chủ tịch Tổng công ty, cho biết: “Các tai nạn như trật đường ray hay cháy nổ có thể xảy ra trong quá trình vận hành tàu điện. Vì vậy, cần sự quan tâm của người dân và sự chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể ứng phó nhanh chóng và an toàn trong mọi tình huống.”
photo

Tổ chức Vận động Toàn dân Phát triển khu vực ga Gwangju Songjeong tổ chức buổi điều trần công khai về vụ cháy nhà máy Kumho Tire

Tổ chức Vận động Toàn dân Phát triển khu vực ga Gwangju Songjeong tổ chức buổi điều trần công khai về vụ cháy nhà máy Kumho Tire Tổ chức Vận động Toàn dân Phát triển khu vực ga Gwangju Songjeong đã tổ chức một buổi điều trần công khai vào ngày 26/6 tại hội trường tầng 7 tòa thị chính quận Gwangsan, với sự tham gia của 300 người gồm cư dân địa phương, đại diện công ty Kumho Tire, chính quyền thành phố Gwangju và quận Gwangsan. Sau vụ cháy lớn xảy ra ngày 17/5 tại nhà máy Kumho Gwangju, quá trình phục hồi hoàn toàn nhà máy dự kiến mất ít nhất 1 năm rưỡi đến hơn 3 năm. Trong số 2.397 nhân viên, hiện có khoảng 1.800 người đang phải chờ tại nhà, ảnh hưởng lớn đến đời sống và kinh tế địa phương. Có 222 doanh nghiệp cung ứng đặt tại Gwangju trong tổng số 872 đơn vị cung cấp cho nhà máy này. Người dân địa phương bị ảnh hưởng về sức khỏe, tài sản cá nhân, và các tòa nhà công cộng như chung cư. Kumho Tire đã nhận hơn 20.000 hồ sơ yêu cầu bồi thường và dự kiến sẽ công bố lộ trình bồi thường và kế hoạch di dời nhà máy vào tháng 7.
photo

Thành phố Gwangju và Công ty Gwangju Shinsegae bắt đầu đàm phán phát triển tổ hợp Bến xe Gwangcheon

Thành phố Gwangju và Công ty Gwangju Shinsegae bắt đầu đàm phán phát triển tổ hợp Bến xe Gwangcheon Thành phố Gwangju và công ty Gwangju Shinsegae đã chính thức bắt đầu đàm phán sơ bộ cho kế hoạch phát triển tổ hợp Bến xe Gwangcheon. Ngày 18/6, Gwangju Shinsegae đã nộp đề xuất đàm phán sơ bộ phát triển tổ hợp Bến xe Gwangcheon cho chính quyền thành phố. Ngày 2/7, thành phố Gwangju đã tổ chức cuộc họp đàm phán đầu tiên tại tòa thị chính để thảo luận về việc điều chỉnh quy hoạch đô thị. Hội đồng đàm phán gồm 12 thành viên: 4 người đại diện khu vực công, 4 người từ phía doanh nghiệp Gwangju Shinsegae, 4 chuyên gia bên ngoài trong các lĩnh vực như quy hoạch đô thị, kiến trúc và giao thông. Nội dung chính của cuộc họp: Trình bày kế hoạch vận hành hội đồng, Chia sẻ các điểm chính trong bản đề xuất phát triển, Bắt đầu thảo luận các chủ đề chính và phương án đóng góp công cộng (cơ sở hạ tầng như đường xá, công viên) từ phía doanh nghiệp. Mục tiêu là phát triển khu vực dựa trên sự đồng thuận giữa công và tư nhân, đảm bảo yếu tố công ích cho người dân.
photo

Thành phố Gwangju phát động chiến dịch kích cầu tiêu dùng nhằm phục hồi kinh tế hẻm phố

Thành phố Gwangju phát động chiến dịch kích cầu tiêu dùng nhằm phục hồi kinh tế hẻm phố Thành phố Gwangju (thị trưởng Kang Gi-jung) đang triển khai chương trình “Ngày kết nối chợ truyền thống và khu phố thương mại”, nhằm thúc đẩy tiêu dùng và phục hồi sức sống cho nền kinh tế hẻm phố, phù hợp với chính sách của chính phủ Lee Jae-myung. Ngày 4/7, khoảng 100 nhân viên từ 5 phòng ban thuộc Sở Hành chính tự trị đã tham gia ngày kết nối đầu tiên, đến ăn trưa và lắng nghe ý kiến tại các nhà hàng trong khu phố thương mại như Hiệp hội thương nhân đường Ssanghak, Phố ẩm thực 5·18. Trong thời gian tới, thành phố sẽ duy trì hoạt động này 2 lần/tháng, khuyến khích mua sắm tại chợ truyền thống và sử dụng dịch vụ tại các khu phố thương mại nhỏ, nhằm giúp tăng doanh thu thực tế cho tiểu thương và kích thích nền kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, Gwangju đang vận hành “Phòng tình huống kinh tế hẻm phố” liên kết với Tổ công tác kiểm tra kinh tế khẩn cấp của chính phủ, thực hiện kết nối 1:1 giữa 235 khu thương mại và các cơ quan công để thúc đẩy tiêu dùng và hỗ trợ các khu vực kinh tế nhỏ lẻ.
quang-cao