Nữ YouTuber Hàn kêu oan khi bị nhầm là du khách đánh cô gái Việt trong tiệm photobooth

Liên quan đến vụ cô gái Việt Nam tố bị hai phụ nữ Hàn Quốc hành hung tại tiệm photobooth, nữ YouTuber Hàn Quốc Yea Ji bất ngờ bị cư dân mạng nhận nhầm là thủ phạm và trở thành mục tiêu của làn sóng chỉ trích.

Nữ YouTuber Hàn kêu oan khi bị nhầm là du khách đánh cô gái Việt trong tiệm photobooth - Ảnh 1.

Yea Ji bị công kích vì nghi ngờ là một trong hai người Hàn trong vụ photobooth - Ảnh: IGNV

Ngày 15-7, nữ YouTuber Hàn Quốc Yea Ji - chủ kênh "Uknow YeaJi" - chính thức lên tiếng trên YouTube và Instagram cá nhân, sau khi bị một số cư dân mạng vào trang cá nhân chửi bới, nhầm cô là một trong hai phụ nữ Hàn Quốc hành hung hai cô gái Việt tại tiệm photobooth ở Hà Nội.

Nữ YouTuber Hàn Quốc kêu oan vì bị dính vào ồn ào ở tiệm photobooth

Trong đoạn video chia sẻ, Yea Ji bức xúc nói: "Mọi người ơi, hiện tại tôi đang bị chửi rủa vì hành động của một cô gái nào đó vào ngày 11-7. Tôi thực sự rất buồn và tức giận. Lần cuối tôi đến Việt Nam là từ ngày 10 đến 17-6 để tham dự concert Anh trai vượt ngàn chông gai. Kể từ đó, tôi chưa từng quay lại Việt Nam.

Các bạn chưa xác minh rõ người trong vụ việc có phải là tôi hay không mà đã vội vàng mắng chửi, để lại những bình luận xúc phạm. Đó cũng là một hình thức bạo lực. Tôi khẩn thiết mong mọi người hãy ngừng việc lan truyền các bình luận thù ghét và suy đoán vô căn cứ, trừ khi đó là sự thật đã được xác minh rõ ràng".

Tiêu đề video kêu oan của Yea Ji: "Làm ơn hãy chia sẻ để mọi người biết sự thật. Tôi bị vu oan là “kẻ tấn công” mà không hề liên quan" - Video: YouTube "Uknow YeaJi"

"Tôi luôn yêu quý Việt Nam. Hôm nay tôi vẫn đang quay video để chia sẻ nội dung mới với mọi người. Vậy mà tôi lại bị xúc phạm vì một việc mình không làm, chỉ bởi tôi là người Hàn Quốc nên các bạn cho rằng chắc chắn là tôi - điều đó khiến tôi vô cùng thất vọng" - cô chia sẻ trên Instagram.

TIN LIÊN QUAN

Sau lời kêu oan của Yea Ji, nhiều khán giả Việt bày tỏ sự đồng cảm, đồng thời kêu gọi cộng đồng mạng ngừng công kích người không liên quan khi vụ việc chưa có kết quả xác minh từ phía cơ quan chức năng.

"Hôm qua còn có mấy đứa nói thà chửi nhầm còn hơn bỏ sót nữa chứ, không hiểu nghĩ gì mà nói được câu đó nữa"; "Chị Yea Ji ơi, em là người Việt Nam và em thật sự xin lỗi vì những tổn thương mà chị đang phải chịu đựng vì sự nhầm lẫn đáng tiếc này"; 

"Video rất đầy đủ nội dung, cảm ơn chị đã lên tiếng ạ, hy vọng sau này chị có nhiều trải nghiệm tốt đẹp hơn, Việt Nam luôn chào đón chị"... - một số khán giả bình luận an ủi nữ YouTuber.

photobooth - Ảnh 2.

Yea Ji thường xuyên đăng ảnh du lịch ở Việt Nam - Ảnh: IGNV

Yea Ji là một vlogger và influencer nổi tiếng với nội dung xoay quanh phản ứng (reaction), vlog cuộc sống hàng ngày, du lịch và âm nhạc.

Cô giới thiệu mình là Miss Korea Gyeonggi Winner (Hoa khôi Gyeonggi) và là một giáo viên âm nhạc. Cô thường chia sẻ các video về trải nghiệm cá nhân, du lịch (đặc biệt là ở Việt Nam), ẩm thực và các hoạt động liên quan đến nghệ thuật như chơi piano.

Kênh YouTube của cô có hơn 70.000 người theo dõi và TikTok có 850.000 người theo dõi, thu hút khán giả quốc tế, đặc biệt tại Việt Nam.

Người Hàn chê trách

Mạng xã hội Hàn Quốc cũng đang "dậy sóng" trước vụ việc hai nữ du khách Hàn Quốc.

Sự việc được chia sẻ rộng rãi trên diễn đàn Theqoo, thu hút hơn 60.000 lượt đọc và gần 1.000 bình luận chỉ trong thời gian ngắn.

Nhiều cư dân mạng xứ kim chi phẫn nộ, cho rằng hành vi của hai du khách là "mất mặt người dân Hàn Quốc, thậm chí coi thường người Việt và chỉ trích đây là điển hình của hình ảnh "người Hàn xấu xí" khi đi du lịch. 

"Xấu mặt người Hàn thật sự, thử đi phương Tây xem có dám làm thế không hay chỉ giỏi hung dữ ở Đông Nam Á"; "Không phải nên cấm xuất cảnh sao? Đã về Hàn Quốc rồi cơ à?; "Trông thì lớn tuổi mà cư xử cứ như giang hồ"; "Nhìn chẳng giống lần đầu. Người bình thường không ai đấm người khác như vậy"... - một số bình luận trên Theqoo.

Theo tuoitre

Các bài viết liên quan

photo

Hàn Quốc cam kết hỗ trợ cho những người đào tẩu khỏi Triều Tiên

Ngày 14-7, Tổng thống Lee Jae Myung cam kết sẽ tăng cường hỗ trợ giúp người đào tẩu từ Triều Tiên tự lập, hòa nhập cộng đồng và xây dựng cuộc sống ổn định tại Hàn Quốc.
photo

Công an vào cuộc vụ cô gái Việt tố bị du khách Hàn hành hung tại tiệm photobooth 

Hai cô gái Việt tố bị du khách Hàn Quốc hành hung trong một tiệm photobooth tại Hà Nội. Vụ việc gây xôn xao trên mạng xã hội, trong khi phía cửa hàng và cơ quan chức năng đã có động thái vào cuộc xác minh, xử lý. 
photo

Incheon tuyến số 2 tăng số toa tàu từ 2 lên 4 vào giờ cao điểm… dự kiến đưa vào sử dụng năm 2030

Incheon đang lên kế hoạch mua thêm toa xe cho tuyến tàu điện ngầm số 2 nhằm giảm tình trạng đông đúc vào giờ cao điểm. Ngày 15/7, thành phố Incheon thông báo đã bắt đầu chuẩn bị vận hành tàu nối đôi (중련열차) trên tuyến số 2, tức sẽ tăng số lượng toa xe từ 2 toa hiện tại lên 4 toa trong một đoàn tàu. Tàu nối đôi là hình thức kết nối hai đoàn tàu trở lên để vận hành cùng nhau. Thành phố dự kiến từ năm nay sẽ tiến hành các biện pháp cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ vận hành tàu nối đôi như di dời đường ray, tăng cường thiết bị an toàn tại nhà ga, cải thiện hệ thống phát thanh thông báo. Sau đó, từ năm 2027 sẽ bắt đầu dự án mua thêm 5 toa xe với tổng kinh phí 63,1 tỷ won và hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2030. Tuyến tàu số 2 của Incheon khai trương năm 2016, là loại tàu nhẹ với số lượng toa xe ít hơn nhiều so với tuyến số 1 khai trương năm 1999. Tuyến số 1 vận hành đoàn tàu gồm 8 toa với sức chứa lên đến 970 người, trong khi tuyến số 2 chỉ có 2 toa trên mỗi đoàn tàu, sức chứa khoảng 206 người. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các chuyến tàu trên tuyến 2 vào giờ cao điểm là 3 phút, nhanh hơn so với 4 phút 30 giây của tuyến số 1. Do sự phát triển của khu đô thị mới Geomdan và Luoen City ở quận Seo, số lượng hành khách trên tuyến số 2 tăng mạnh, dẫn đến tình trạng đông đúc. Thành phố Incheon dự đoán khi tàu nối đôi được đưa vào hoạt động trong giờ cao điểm, khả năng vận chuyển sẽ tăng lên đáng kể, góp phần giảm tình trạng đông đúc. Đoạn ga đông nhất của tuyến số 2 từ ga Gajeong Jungang Market đến ga Seoknam có mật độ đông đúc trung bình vào giờ cao điểm trong năm 2023 dao động từ 114% đến 146%. Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc phân loại mức độ đông đúc của tàu điện như sau: từ 170% đến 190% là “đông đúc”, trên 190% là “nghiêm trọng”. Một đại diện của thành phố Incheon cho biết: “Chúng tôi sẽ đẩy mạnh các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng để triển khai tàu nối đôi, nhằm giảm thiểu tối đa sự bất tiện khi người dân sử dụng tàu điện ngầm vào giờ cao điểm.”
photo

Phòng mổ Bệnh viện Đại học Chosun dự kiến hoạt động trở lại vào ngày 17… 70 bệnh nhân bị ảnh hưởng lịch phẫu thuật

Dự kiến phòng mổ tại Bệnh viện Đại học Chosun, nơi xảy ra vụ hỏa hoạn, sẽ được tái hoạt động sớm nhất vào ngày 17. Ngày 15, Bệnh viện Đại học Chosun cho biết sẽ hoàn tất việc kiểm tra an toàn và khử trùng – các bước tiếp theo sau vụ cháy xảy ra vào ngày hôm trước – vào buổi chiều ngày 16. Bệnh viện cho biết nếu việc kiểm tra an toàn kết thúc đúng tiến độ, phòng mổ sẽ được hoạt động trở lại từ sáng ngày 17. Tuy nhiên, trong tổng số 15 phòng mổ, phòng số 7 nơi xảy ra cháy sẽ tiếp tục đóng cửa cho đến khi việc khôi phục thiết bị hoàn tất. Phòng mổ này được trang bị các cơ sở và thiết bị cần thiết cho phẫu thuật ghép tạng. Tạm thời ước tính có khoảng 70 bệnh nhân bị ảnh hưởng lịch mổ trong 3 ngày kể từ khi xảy ra cháy đến ngày 16. Một số bệnh nhân đang chờ đợi đã chuyển sang các cơ sở y tế khác. Một đại diện bệnh viện cho biết: “May mắn là vẫn chưa xảy ra sự hỗn loạn nào do việc tạm dừng hoạt động phòng mổ. Chúng tôi sẽ hoàn tất kiểm tra an toàn đúng tiến độ và nhanh chóng xử lý tình hình.” Vụ cháy xảy ra vào khoảng 8 giờ 12 phút sáng ngày hôm trước tại phòng mổ số 7 ở tầng 3 tòa nhà mới của bệnh viện. Ngọn lửa đã được đội ngũ y tế dập tắt ngay tại chỗ, tuy nhiên trong quá trình ứng phó ban đầu, 5 nhân viên y tế đã hít phải khói và phải nhập viện điều trị bằng oxy. Cơ quan cứu hỏa và bệnh viện đang xác định nguyên nhân chính xác, nghi ngờ do nguyên nhân điện gây ra vụ cháy.
photo

Sân bay Incheon dạo này đông, gần 10.000 người nước ngoài đã bị trục xuất khỏi Hàn

Bộ Tư pháp Hàn Quốc ngày 14/7 thông báo đã phát hiện và xử lý hơn 13.500 trường hợp vi phạm trong đợt truy quét đầu tiên năm nay nhằm vào người nước ngoài cư trú bất hợp pháp và các nhà tuyển dụng trái phép. Cuộc truy quét kéo dài 77 ngày từ ngày 14/4, với sự phối hợp giữa các cơ quan: Bộ Tư pháp, Cảnh sát Quốc gia, Cảnh sát Biển, Bộ Lao động và Bộ Đất đai – Giao thông. Trong số 13.542 trường hợp bị phát hiện, có 11.253 người là lao động nước ngoài cư trú trái phép và 2.289 người sử dụng lao động bất hợp pháp. Trong đó, 9.525 người bị trục xuất bắt buộc, 1.728 người bị xử phạt hành chính. Ngoài ra, cảnh sát cũng bắt giữ 27 trường hợp có liên quan đến ma túy, thu giữ 66,81g methamphetamine (trị giá khoảng 220 triệu won) và 476 viên yaba (trị giá khoảng 22 triệu won). Đồng thời, phát hiện 18 trường hợp lái xe không bằng lái và sử dụng xe “ma”, trong đó có 2 phương tiện không có bảo hiểm. Chính phủ cũng xử phạt khoảng 10,1 tỷ won đối với 2.263 nhà tuyển dụng bất hợp pháp, và bắt giữ 26 đối tượng môi giới lao động hoặc nhập cư trái phép – trong đó có 6 người bị tạm giam, 7 người bị điều tra không giam giữ, 8 người bị phạt hành chính. Trong thời gian diễn ra chiến dịch, 8.592 người nước ngoài đã tự nguyện xuất cảnh. Tính riêng trong nửa đầu năm 2025, Hàn Quốc đã phát sinh thêm khoảng 23.000 trường hợp cư trú bất hợp pháp, nhưng đồng thời cũng trục xuất hoặc hỗ trợ hồi hương được khoảng 43.000 người, giúp giảm tổng số người cư trú trái phép khoảng 20.000 người.
quang-cao