Tham vọng thổi bùng xu hướng du lịch Việt Nam bằng âm nhạc

Ngày 17/3, nghệ sĩ guitar Dzung (Phạm Việt Dũng) ra mắt album Hay không hay lắm. Nam nghệ sĩ tham vọng gửi đến khán giả hành trình âm nhạc, lấy cảm hứng từ những chuyến đi khám phá vẻ đẹp, văn hóa Việt Nam.

Dzung mang đến trải nghiệm cá nhân sau bao lần rong ruổi khắp đất nước, trải nghiệm cung đường bằng những chuyến tàu. Đó là hành trình từ chuyến du lịch đầu tiên đến những chuyến công tác khắp nơi.

Tham vọng thổi bùng xu hướng du lịch Việt Nam bằng âm nhạc ảnh 1
  •  
  •  
  •  
  •  
Tham vọng thổi bùng xu hướng du lịch Việt Nam bằng âm nhạc ảnh 2

Dzung hợp tác với nhiều nghệ sĩ như NSƯT Hải Phượng, nghệ sĩ bass Trần Chánh Thảo, Phạm Anh Khoa và nghệ sĩ Lê Hoàng Phi, đạo diễn Lê Thanh Sơn trong lần trở lại.

Hay không hay lắm được Dzung giới thiệu là hành trình sáng tạo suốt 20 năm, mong muốn giới thiệu văn hóa, du lịch Việt Nam thông qua âm nhạc, tạo nên thanh âm độc đáo của mỗi vùng miền.

"Con tàu âm nhạc đưa tôi chu du qua bao cảm xúc hơn 20 năm: Từ thăng hoa, tự hào, hy vọng đến những âu lo, đau đớn và thất vọng. Suốt hành trình đó, có khi tôi là lữ khách, khi là người lái tàu, có khi tôi là người soát vé và cũng có khi tôi là kẻ trốn vé. Tôi đã đi, bền bỉ và can trường, trên con tàu âm nhạc từ năm 2003", Dzung nói.

Âm nhạc của Dzung bám theo từng thời đại. Nghệ sĩ guitar không chịu đứng yên để bị đào thải. "Tàu nào cũng cũ kỹ, chỉ là chúng ta có khao khát đi xa, nhanh và bền bỉ hơn không. Sau nhiều trăn trở, tôi quyết định đóng con tàu với sức chứa lớn nhưng thiết kế tối giản, máy móc hiện đại hơn. Quan trọng nhất là giữ nguyên giá trị truyền thống", Dzung chia sẻ thêm.

Nam nghệ sĩ tham vọng đưa khán giả du lịch Việt Nam thông qua âm nhạc. Album chia thành hai phần, gồm 14 ca khúc kết hợp giữa "đờn" và "ca". Anh chọn kết hợp âm thanh hiện đại và nhạc cụ truyền thống, thông qua đó khẳng định âm nhạc không giới hạn.

Trong lần trở lại, Dzung kết hợp cùng NSƯT Hải Phượng, nghệ sĩ bass Trần Chánh Thảo, Phạm Anh Khoa và nghệ sĩ Lê Hoàng Phi, đạo diễn Lê Thanh Sơn, nghệ sĩ guitar Dũng Dalat, ca sĩ Hoàng Bách… Sự xuất hiện của các ca sĩ đa dạng thể loại mang đến sự độc đáo cho hành trình âm nhạc của Dzung.

Tham vọng thổi bùng xu hướng du lịch Việt Nam bằng âm nhạc ảnh 3

Dzung tham vọng lan tỏa xu hướng du lịch bằng âm nhạc.

"Tôi hợp tác với Dzung vì tài năng và cái tâm làm nghề. Chúng tôi muốn nói lên tiếng nói thời đại mình đang sống, đưa đến góc nhìn nghệ thuật, phần nào đóng góp, định hướng cho người yêu nghệ thuật", Phạm Anh Khoa nói.

Dzung (Phạm Việt Dũng) sinh năm 1989. Anh bỏ ngang trường báo ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, từ Hà Nội vào TPHCM theo đuổi âm nhạc ở tuổi 20, bất chấp sự phản đối của gia đình.

Nam nghệ sĩ từng là thành viên của ban nhạc Thánh giá đỏ, thủ lĩnh Final Stage, thành viên của nhóm Hạc San. Nhóm giành nhiều giải thưởng tại Bài hát Việt (2014), đăng quang Gia đình tài tử (2015), và đại diện Việt Nam tại Liên hoan âm nhạc Châu Âu (2015).

Về sự nghiệp solo, Dzung phát hành tác phẩm khí nhạc như Cánh cửa thần kỳ (2018), Tính tình tang (2019), và album Dzanca (2021)... và nhận được nhiều đóng góp tích cực từ người yêu nhạc.

Các bài viết liên quan

photo

Đề nghị giữ nguyên tên gọi các di sản đã được công nhận sau sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành văn bản số 1445 /BVHTTDL-DSVH về việc rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính (ĐVHC) hình thành sau sắp xếp có di tích là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, Di tích quốc gia đặc biệt và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ VHTTDL.
photo

Khai mạc Lễ hội Yên Thế 2025

Ngày 16-3 (tức ngày 17-2 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) khai mạc Lễ hội Yên Thế 2025, kỷ niệm 141 năm khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025).
photo

Cầu nối nghệ thuật truyền thống đến giới trẻ

Với niềm đam mê nghệ thuật dân gian và mong muốn đưa chèo đến gần hơn với thế hệ trẻ, năm 2014, Đinh Thị Thảo (nghệ danh là Đinh Thảo, sinh năm 1992) cùng một nhóm bạn trẻ đã khởi xướng dự án “Chèo 48h - Tôi Chèo về quê hương”.
photo

Phái sinh chất liệu dân gian trên các tác phẩm nghệ thuật đương đại: Đường dài mới biết “ngựa” hay

Giới trẻ Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để khẳng định bản sắc. Nhưng muốn thành công không chỉ đơn giản là “hồi sinh” các giá trị quá khứ mà phải biết cách làm mới chúng, đưa chúng vào những không gian và hình thức phù hợp với nhu cầu hiện đại. Chỉ khi đó, văn hóa dân gian mới có thể sống mãi trong lòng công chúng và trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ sáng tạo sau này.
photo

Hò hẹn với Bát Tràng

Từ thưở nằm nôi, tôi đã nhập tâm ngôi làng ấy qua lời ru của mẹ: Trên trời có đám mây xanh / Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng / Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây...
quang-cao
quang-cao
quang-cao