Rộn ràng chợ Ramadan ở TP Hồ Chí Minh

Ẩm thực

12/03/2025 15:19

Phiên chợ diễn ra duy nhất mỗi năm một lần, bắt đầu từ 11-3 và kéo dài 1 tháng.

Nơi đây rộn ràng hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa; biểu diễn văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng người Chăm ở TP Hồ Chí Minh.

Rộn ràng chợ Ramadan ở TP Hồ Chí Minh

Hẻm 157/58 đường Dương Bá Trạc nhộn nhịp từ 15 giờ đến 17 giờ hằng ngày.

Rộn ràng chợ Ramadan ở TP Hồ Chí Minh
 
Rộn ràng chợ Ramadan ở TP Hồ Chí Minh

Điểm nhấn của phiên chợ này là sự hội tụ tinh hoa văn hóa Chăm, từ ẩm thực độc đáo với các món: Cà ri dê, bò lúc lắc, bánh ít, bánh tôm khô, bánh thịt bò, bánh bơ sữa hột gà, pài pa ghênh (canh thính), cơm nị (cơm nấu với sữa hoặc nước cốt dừa), cà púa (cà ri thịt bò), đến trang phục truyền thống, nghệ thuật thủ công tinh xảo. 

Rộn ràng chợ Ramadan ở TP Hồ Chí Minh
 Thánh đường Jamiul Anwar chủ yếu đón tiếp nam giới đến ăn xả chay. Thánh đường là nơi dành cho nam giới thực hiện nghi lễ, phụ nữ thường cầu nguyện và chuẩn bị bữa ăn tại nhà.
Rộn ràng chợ Ramadan ở TP Hồ Chí Minh

Theo truyền thống đạo Hồi, tháng Ramadan là thời gian linh thiêng nhất trong năm. Người Chăm thực hiện việc nhịn ăn từ bình minh đến hoàng hôn, tăng cường cầu nguyện, đọc kinh và kết nối với cộng đồng. 

Rộn ràng chợ Ramadan ở TP Hồ Chí Minh
 Cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi ở đây phần lớn có nguồn gốc từ tỉnh An Giang, di cư từ những năm 1960, hiện nay có khoảng 3.000 người.
Rộn ràng chợ Ramadan ở TP Hồ Chí Minh
 
Rộn ràng chợ Ramadan ở TP Hồ Chí Minh
 Cô Halimak, một người Chăm theo đạo Hồi sinh sống tại khu vực này chia sẻ: “Thật ra, ban đầu, những gia đình có thời gian và đam mê nấu nướng trong con hẻm nhỏ này đã tự tay chuẩn bị các món ăn truyền thống, bày bán trước cửa nhà, để những người bận rộn trong cộng đồng có thể mua về dùng trong bữa xả chay”.
Rộn ràng chợ Ramadan ở TP Hồ Chí Minh
 Dần dần, điều này thu hút sự chú ý của người dân từ các vùng lân cận. Sự tò mò và yêu thích ngày càng tăng, biến một hoạt động nhỏ bé thành một “phiên chợ” đặc biệt như ngày nay.
Rộn ràng chợ Ramadan ở TP Hồ Chí Minh
 Không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa thông qua ẩm thực, người Chăm còn chú trọng tới trang phục hòa quyện giữa nét đẹp truyền thống và những quy định trang nghiêm của đạo Hồi. 
Rộn ràng chợ Ramadan ở TP Hồ Chí Minh

Nam giới thanh lịch trong bộ xà rông đa sắc, khoác lên mình chiếc áo Jubah (áo choàng) trắng tinh khôi trong những dịp lễ trọng, đầu đội nón Kapeh - biểu tượng của sự tôn nghiêm. 

Rộn ràng chợ Ramadan ở TP Hồ Chí Minh
 
Rộn ràng chợ Ramadan ở TP Hồ Chí Minh

Phụ nữ Chăm duyên dáng với chiếc khăn Hijab (một tấm khăn trùm đầu và ngực) đủ kiểu dáng, màu sắc, tôn lên vẻ đẹp kín đáo trong tà áo dài tay và váy dài thướt tha. 

Rộn ràng chợ Ramadan ở TP Hồ Chí Minh
 
Rộn ràng chợ Ramadan ở TP Hồ Chí Minh

Du khách không khỏi trầm trồ trước sự độc đáo và đa dạng của phiên chợ.  

Rộn ràng chợ Ramadan ở TP Hồ Chí Minh

Với người dân TP Hồ Chí Minh, phiên chợ Ramadan không chỉ là nơi giao lưu văn hóa, mà còn thể hiện sự tôn trọng và hòa nhập giữa các cộng đồng. Qua thời gian, nét đẹp này vẫn được gìn giữ, tạo nên một không gian đa sắc màu giữa lòng thành phố.  

KIỀU OANH - THANH THANH (thực hiện)

Các bài viết liên quan

photo

Đề nghị giữ nguyên tên gọi các di sản đã được công nhận sau sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành văn bản số 1445 /BVHTTDL-DSVH về việc rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính (ĐVHC) hình thành sau sắp xếp có di tích là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, Di tích quốc gia đặc biệt và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ VHTTDL.
photo

Khai mạc Lễ hội Yên Thế 2025

Ngày 16-3 (tức ngày 17-2 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) khai mạc Lễ hội Yên Thế 2025, kỷ niệm 141 năm khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025).
photo

Cầu nối nghệ thuật truyền thống đến giới trẻ

Với niềm đam mê nghệ thuật dân gian và mong muốn đưa chèo đến gần hơn với thế hệ trẻ, năm 2014, Đinh Thị Thảo (nghệ danh là Đinh Thảo, sinh năm 1992) cùng một nhóm bạn trẻ đã khởi xướng dự án “Chèo 48h - Tôi Chèo về quê hương”.
photo

Phái sinh chất liệu dân gian trên các tác phẩm nghệ thuật đương đại: Đường dài mới biết “ngựa” hay

Giới trẻ Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để khẳng định bản sắc. Nhưng muốn thành công không chỉ đơn giản là “hồi sinh” các giá trị quá khứ mà phải biết cách làm mới chúng, đưa chúng vào những không gian và hình thức phù hợp với nhu cầu hiện đại. Chỉ khi đó, văn hóa dân gian mới có thể sống mãi trong lòng công chúng và trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ sáng tạo sau này.
photo

Hò hẹn với Bát Tràng

Từ thưở nằm nôi, tôi đã nhập tâm ngôi làng ấy qua lời ru của mẹ: Trên trời có đám mây xanh / Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng / Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây...
quang-cao
quang-cao
quang-cao