Điện ảnh Hàn Quốc là ‘oppa’ của điện ảnh Việt Nam

Cụm từ ‘oppa’ được dùng để nói về điện ảnh Hàn Quốc trong hội thảo Điện ảnh Hàn Quốc: Bài học thành công quốc tế và kinh nghiệm phát triển công nghiệp điện ảnh diễn ra chiều 30-6 tại Đà Nẵng.

điện ảnh Hàn Quốc - Ảnh 1.

Các khách mời tại phần hỏi đáp Điện ảnh Hàn Quốc: Bài học thành công quốc tế và kinh nghiệm phát triển công nghiệp điện ảnh - Ảnh: BTC

Sự kiện thuộc khuôn khổ Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ ba (DANAFF III), diễn ra tới hết ngày 5-7 này.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia điện ảnh uy tín trong nước lẫn quốc tế, đặc biệt là chuyên gia đến từ Hàn Quốc.

điện ảnh Hàn Quốc - Ảnh 2.

Bà Ngô Phương Lan, giám đốc DANAFF III - Ảnh: BTC

Điện ảnh Hàn Quốc là "oppa"

Bà Ngô Thị Bích Hạnh - phó chủ tịch cao cấp BHD, chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam - nói "điện ảnh Hàn Quốc như 'oppa' hay 'người anh cả' của điện ảnh châu Á, trong đó có Việt Nam".

"Từ những ngày BHD sản xuất những phim rất nhỏ, mình nghĩ mình không là ai nhưng có những nhà làm phim ở Liên hoan phim Busan đã nói về điện ảnh Việt giỏi hơn nhiều người Việt, cho thấy họ có những nghiên cứu rất kỹ các nền điện ảnh trong khu vực.

Không chỉ quảng bá phim và văn hóa Hàn, oppa còn hỗ trợ và đi cùng các nền điện ảnh trong khu vực, giúp quảng bá điện ảnh châu Á ra bên ngoài", bà Hạnh chia sẻ.

Tại sao lại có một nền điện ảnh trong một thời gian ngắn đã có bước phát triển vượt bậc như vậy?

Khi chọn phim cho chương trình Tiêu điểm điện ảnh Hàn Quốc, trong đó có những phim từ những năm 1940, đạo diễn Phan Đăng Di đã "vô cùng ngạc nhiên".

Từ thập niên 1990 đến những năm 2000, lại là một thời đại vàng của điện ảnh Hàn Quốc với ngôn ngữ điện ảnh dâng trào cùng những nhãn quan rất độc đáo.

"Nghiên cứu nghiêm túc điện ảnh Hàn, ta sẽ rút ra được những bài học có ích cho điện ảnh Việt Nam", anh chia sẻ.

điện ảnh Hàn Quốc - Ảnh 3.

Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh (trái) và diễn viên Park Sung Woong (giữa) - Ảnh: BTC

Công nghiệp Hàn Quốc phát triển qua một cấu trúc kép

Ông Lee Jin Sik cho biết ngành công nghiệp nội dung Hàn Quốc, đặc biệt là điện ảnh và hoạt hình, đã phát triển liên tục thông qua một cấu trúc kép (sự công nhận quốc tế và phát triển sở hữu trí tuệ - IP).

Theo ông, điện ảnh Hàn Quốc bắt đầu được quốc tế công nhận vào cuối những năm 1990 với các tác phẩm như Shiri và Oldboy… Ở lĩnh vực hoạt hình, Hàn Quốc đã chuyển đổi từ việc gia công sản xuất cho nước ngoài sang tự sản xuất các IP gốc như Pororo và Larva.

"Những tác phẩm này đã củng cố quyền lực mềm của Hàn Quốc và xây dựng niềm tin vào khả năng kể chuyện của đất nước chúng tôi", ông nói.

Một số lý do dẫn đến sự thành công của ngành: chiến lược quốc gia bài bản, đầu tư vào giáo dục và hợp tác góp phần tạo ra một thế hệ làm nội dung mới và tài năng. Cộng với hệ thống hợp tác toàn diện, công - tư đã tạo ra một hệ sinh thái cân bằng giữa sáng tạo và tính thương mại.

Ông Lee nói thêm, ngành công nghiệp nội dung Hàn Quốc đã thâm nhập thị trường toàn cầu bằng cách tham gia các chợ quốc tế, hợp tác hoặc đồng sản xuất với các nền tảng OTT toàn cầu.

điện ảnh Hàn Quốc - Ảnh 4.

Các diễn giả "cắt nghĩa" một số hiện tượng điện ảnh của Hàn Quốc - Ảnh: BTC

Hiện Hàn Quốc đang tiếp tục tìm kiếm những cơ hội mới thông qua các công nghệ mới như sản xuất dựa trên AI, bảo vệ IP dựa trên blockchain và metaverse.

Bà Ngô Thị Bích Hạnh cho rằng có nhiều lý do dẫn đến sự thành công của điện ảnh Hàn ngày hôm nay. Trong đó có sự hỗ trợ và đồng bộ của chiến lược quốc gia, chính sách nhà nước từ trên xuống dưới một cách rất cụ thể, logic. Họ lập ra một cơ quan phát triển điện ảnh Hàn Quốc, quy tụ những người rất giỏi để nghiên cứu chiến lược phát triển.

Nhà sản xuất, GS Kim Seonah - Đại học Dankook, chủ tịch Hiệp hội các nhà làm phim nữ Hàn Quốc - lưu ý để phát triển điện ảnh, những cơ quan quản lý điện ảnh và văn hóa phải có những hỗ trợ cho người làm phim, trong đó có quỹ điện ảnh.

Bà Ngô Phương Lan - giám đốc DANAFF III - cho rằng không phải nền điện ảnh nào cũng thành công cả mặt (nghệ thuật) đỉnh cao và cả thị trường, vững chắc trên trường quốc tế như Hàn Quốc.

"Sự phát triển đó được tích lũy từ chính sách, nỗ lực của người làm phim, các địa phương, tầm nhìn nhà quản lý...".

Theo tuoitre

Các bài viết liên quan

photo

Kết quả bóng đá Hàn Quốc - Nhật Bản: Đăng quang kịch tính

Trận "chung kết" giữa Hàn Quốc và Nhật Bản được định đoạt bởi 1 bàn thắng. 
photo

Tác phẩm “Trên giường” (In Bed, 2005) của nghệ sĩ Ron Mueck

“Chi tiết đến rợn người, hàng chờ dài 150m” – Triển lãm của Ron Mueck vượt mốc 500.000 lượt khách Ngày 13/7 – ngày cuối cùng của triển lãm Ron Mueck tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Seoul – hàng dài người đã xếp hàng từ 9h sáng, gần một tiếng trước giờ mở cửa. Hàng chờ kéo dài tới tận khu nhà giáo dục của bảo tàng, dài khoảng 150m. Dù thời tiết nắng nóng, nhiều người vẫn mang theo ô, ghế xếp và quạt tay để kiên nhẫn chờ đợi. Triển lãm đã thu hút hơn 520.000 lượt khách chỉ sau 94 ngày mở cửa – một con số kỷ lục với một triển lãm đơn lẻ tại Hàn Quốc. Trung bình mỗi ngày có hơn 5.590 người đến tham quan. Đáng chú ý, khoảng 70% người tham quan là giới trẻ 20–30 tuổi, phần lớn biết đến triển lãm qua Instagram và TikTok, góp phần tạo nên hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội. Hai tác phẩm được mong chờ nhất là “In Bed” (2005) – tượng người phụ nữ khổng lồ dài 6m50 nằm trên giường, và “Mask II” (2002) – tác phẩm chân dung nằm ngủ khổng lồ mô phỏng chính nghệ sĩ. Những chi tiết chân thực đến mức rợn người khiến người xem không khỏi rướn cổ, cúi sát hay thậm chí… bỏ điện thoại xuống để quan sát kỹ hơn. Nhiều người mô tả trải nghiệm này là “không thể chỉ xem qua ảnh”, “nhất định phải thấy tận mắt”. Một khán giả 35 tuổi cho biết: “Ban đầu chỉ thấy tò mò vì ảnh trên mạng, nhưng sau khi xem cả video quá trình sáng tác cuối triển lãm, tôi thấy nghẹn lại. Đây không còn là ‘triển lãm đẹp để sống ảo’ nữa mà là một trải nghiệm rất thật về con người.” Sức hút của triển lãm không chỉ thể hiện qua số người xếp hàng hay lượng truy cập trang web bảo tàng (tăng 112% so với cùng kỳ), mà còn ở 6.5 vạn lượt tìm kiếm từ khóa “Ron Mueck”, 325 vạn lượt hiển thị bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội của bảo tàng, và hơn 240.000 lượt sử dụng audio guide có sự tham gia thuyết minh của nhà văn Kim Young-ha. Triển lãm là cuộc hồi tưởng lớn nhất từ trước đến nay tại châu Á về sự nghiệp của nhà điêu khắc người Úc Ron Mueck (67 tuổi), do Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Hàn Quốc phối hợp cùng Fondation Cartier pour l’art contemporain (Pháp) tổ chức. Triển lãm gồm 10 tác phẩm điêu khắc, 12 bức ảnh studio và 2 bộ phim tài liệu. Sau khi kết thúc tại Seoul, triển lãm sẽ tiếp tục hành trình tới Mori Art Museum, Nhật Bản.
photo

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.
14-07-2025 Tin tức
photo

“Em bé quốc dân” giờ đã thành thiếu nữ thần thái

Ngày 14/7, người mẫu Nhật Bản Yano Shiho đăng tải loạt ảnh tham dự sự kiện cùng con gái Choo Sarang trên Instagram, gây chú ý với chiều cao nổi bật và thần thái rạng rỡ của cô bé từng được yêu mến qua chương trình “Siêu nhân trở lại”. Trong ảnh, hai mẹ con xuất hiện tại sự kiện của một thương hiệu nổi tiếng tại Rome (Ý). Yano Shiho diện bộ váy hoa đỏ rực rỡ, trong khi Sarang mặc trang phục họa tiết da báo cá tính, cho thấy gu thời trang trưởng thành và ấn tượng. Đáng chú ý, chiều cao hiện tại của Sarang đã chạm mốc 1m73, gần bằng mẹ là người mẫu chuyên nghiệp – điều khiến nhiều người ngạc nhiên về sự lớn nhanh của cô bé sinh năm 2011. Yano Shiho chia sẻ: “Khi thấy Sarang tự chọn trang phục, tự làm tóc và trang điểm, tôi không cần thiết phải thay đổi điều gì. Mỗi ngày tôi đều nhìn thấy sự trưởng thành của con – từng chút một nhưng rõ ràng.” Cô cũng chia sẻ đoạn video màn trình diễn của nữ ca sĩ 79 tuổi Cher tại sự kiện và nói thêm: “Tuổi tác chỉ là con số. Dù bao nhiêu tuổi, tất cả phụ thuộc vào nỗ lực. Điều đó là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho tôi với tư cách một người phụ nữ.” Yano Shiho sinh năm 1976, hiện đã 49 tuổi. Cô kết hôn với võ sĩ Choo Sung Hoon vào năm 2009 và có một con gái là Choo Sarang. Gia đình từng nổi tiếng qua các chương trình truyền hình thực tế như “Siêu nhân trở lại” (The Return of Superman) và “Đời tư của con tôi” (My Child's Private Life).
photo

Twice đối đầu BlackPink, cuộc chiến không cân sức của làng K-pop

Sau nhiều tháng chờ đợi, BlackPink và Twice cùng tái xuất làng nhạc Hàn Quốc vào ngày 11-7 với hai sản phẩm mang đậm màu sắc riêng, đánh dấu những cột mốc quan trọng trong sự nghiệp.
14-07-2025 Tin tức
quang-cao