NSND Tự Long đề xuất đưa nghệ thuật truyền thống vào trường học

Viện Văn hóa Nghệ thuật Thể thao và Du lịch Việt Nam (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Bộ VHTTDL) vừa tổ chức hội thảo khoa học quốc gia Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.

PGS.TS Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ VHTTDL khẳng định nghệ thuật truyền thống Việt Nam là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa dân tộc. Đây là kho tàng văn hóa quý giá, không chỉ đóng vai trò trong việc giáo dục tâm hồn con người mà còn là nền tảng tinh thần vững chắc cho xã hội.

Tuy nhiên, nghệ thuật truyền thống đang chịu tác động tiêu cực bởi cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, dẫn đến nguy cơ mai một, mất dần bản sắc dân tộc. Công tác bảo tồn còn nhiều hạn chế như thiếu nhân lực kế cận, chính sách bất cập, đầu tư chưa tương xứng và sự quan tâm của công chúng ngày càng giảm.

Thực tế này đặt ra câu hỏi, làm thế nào bảo tồn và phát huy được giá trị nghệ thuật truyền thống trong bối cảnh vừa phát triển kinh tế thị trường, vừa mở rộng cánh cửa hội nhập với thế giới?

NSND Tự Long - Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội cho biết, anh có rất nhiều fan trong nước và quốc tế khi tham gia chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai. 

"Những bài hát mang chất liệu dân gian như Dạ cổ hoài lang, Đào liễu, Trống cơm... đưa lên sân khấu Anh trai vượt ngàn chông gai có hơi thở của đời sống, kết hợp rock, rap, hiphop... đều thu hút đông khán giả. Có những Việt kiều xa quê đã khóc khi xem các tiết mục biểu diễn này.

Chứng tỏ, các bạn trẻ bây giờ vẫn yêu âm nhạc truyền thống của cha ông, chẳng qua họ chưa được tiếp cận theo cách hiện đại. Tôi kiến nghị nên đưa hoạt động nghệ thuật văn hóa truyền thống vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Trẻ con ngày nay nghe nhạc Beethoven, Mozart từ trong bụng mẹ nhưng không được nghe lời ru trên cánh võng của cha ông mình", NSND Tự Long nói.

NSND Tự Long ví việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống giống như chế biến món ăn, phải biết "làm mới món cũ để người đã ăn món này rồi khi ăn lại vẫn thấy hấp dẫn".

Cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Thể thao và Du lịch Việt Nam dẫn câu chuyện về MV Bắc Bling của Hòa Minzy để minh chứng cho sức hút của nghệ thuật biểu diễn khi được tiếp cận theo cách mới mẻ.

Theo bà, công tác bảo tồn cần được thực hiện bài bản, không chỉ giữ gìn mà còn phát huy giá trị nghệ thuật, tạo sự kết nối mạnh mẽ với công chúng, khuyến khích họ tìm hiểu về cội nguồn văn hóa.

“Nghệ thuật truyền thống Việt Nam từng có tầm ảnh hưởng trong khu vực, vậy tại sao ngày nay chúng ta chưa tận dụng và phát huy được lợi thế đó?”, bà Phương trăn trở.

Trong khi đó, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên chuyên trách, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội cho rằng, việc bảo tồn nghệ thuật truyền thống gặp thách thức không nhỏ. Vì vậy, cần phải nhận thức đúng đắn về nghệ thuật truyền thống trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, cần xây dựng hành lang pháp lý phù hợp để hỗ trợ phát triển nghệ thuật biểu diễn; tạo dựng thị trường bền vững, khơi dậy niềm đam mê của nghệ sĩ và các đơn vị nghệ thuật, từ đó chinh phục công chúng và duy trì sức sống cho nghệ thuật truyền thống.

Theo Vietnamnet.com

Các bài viết liên quan

photo

Đề nghị giữ nguyên tên gọi các di sản đã được công nhận sau sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành văn bản số 1445 /BVHTTDL-DSVH về việc rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính (ĐVHC) hình thành sau sắp xếp có di tích là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, Di tích quốc gia đặc biệt và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ VHTTDL.
photo

Khai mạc Lễ hội Yên Thế 2025

Ngày 16-3 (tức ngày 17-2 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) khai mạc Lễ hội Yên Thế 2025, kỷ niệm 141 năm khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025).
photo

Cầu nối nghệ thuật truyền thống đến giới trẻ

Với niềm đam mê nghệ thuật dân gian và mong muốn đưa chèo đến gần hơn với thế hệ trẻ, năm 2014, Đinh Thị Thảo (nghệ danh là Đinh Thảo, sinh năm 1992) cùng một nhóm bạn trẻ đã khởi xướng dự án “Chèo 48h - Tôi Chèo về quê hương”.
photo

Phái sinh chất liệu dân gian trên các tác phẩm nghệ thuật đương đại: Đường dài mới biết “ngựa” hay

Giới trẻ Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để khẳng định bản sắc. Nhưng muốn thành công không chỉ đơn giản là “hồi sinh” các giá trị quá khứ mà phải biết cách làm mới chúng, đưa chúng vào những không gian và hình thức phù hợp với nhu cầu hiện đại. Chỉ khi đó, văn hóa dân gian mới có thể sống mãi trong lòng công chúng và trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ sáng tạo sau này.
photo

Hò hẹn với Bát Tràng

Từ thưở nằm nôi, tôi đã nhập tâm ngôi làng ấy qua lời ru của mẹ: Trên trời có đám mây xanh / Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng / Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây...
quang-cao
quang-cao
quang-cao