Đề nghị giữ nguyên tên gọi các di sản đã được công nhận sau sắp xếp đơn vị hành chính

Theo đó, đối với lĩnh vực di sản văn hóa, Bộ yêu cầu giữ nguyên tên gọi các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh, thành phố đã được công nhận, xếp hạng để không làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích cũng như giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa và Công ước năm 1972 về việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO. Đồng thời, cập nhật địa danh gắn với di tích theo ĐVHC mới được sắp xếp.

Đề nghị giữ nguyên tên gọi các di sản đã được công nhận sau sắp xếp đơn vị hành chính
Ảnh minh họa: Báo Kinh tế&Đô thị

Rà soát, điều chỉnh tên gọi, địa danh, địa chỉ mới của tổ chức, Ban, Trung tâm quản lý di tích có liên quan trực tiếp đến đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp. Tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các Điều ước quốc tế tại các Công ước của UNESCO mà Việt Nam đã ký kết liên quan đến di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Bảo đảm phải có tổ chức, người đại diện chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo vệ, trông nom di tích. Không để tình trạng không có hoặc không rõ người chịu trách nhiệm trực tiếp. Kiện toàn bộ máy quản lý di tích đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ di tích. Ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc thẩm quyền của ĐVHC cấp xã sau sắp xếp.

Rà soát các hồ sơ khoa học di tích được lưu trữ tại UBND cấp xã để có cơ sở quản lý di tích theo thẩm quyền. Đặc biệt lưu ý thành phần Biên bản và Bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích có xác nhận của UBND cấp xã trước sắp xếp để thống nhất quản lý về đất đai. Trường hợp không còn lưu trữ, đề nghị yêu cầu sao y từ cơ quan quản lý cấp trên.

Bên cạnh đó, với di sản văn hóa phi vật thể, Bộ yêu cầu giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học của di sản; rà soát hồ sơ khoa học của di sản để thống nhất phạm vi phân bố, lan tỏa của di sản để có cơ sở quản lý theo thẩm quyền. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về di sản văn hóa phi vật thể và Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Đối với bảo vật quốc gia, Bộ yêu cầu rà soát, xác định và điều chỉnh ĐVHC nơi đang lưu giữ bảo vật quốc gia so với tên ĐVHC trong Quyết định công nhận bảo vật quốc gia của Thủ tướng Chính phủ.

Về lĩnh vực văn hóa cơ sở, Bộ yêu cầu đề nghị bổ sung đối tượng rà soát là các lễ hội truyền thống đang được tổ chức tại các di tích được công nhận, xếp hạng là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản lịch sử quốc gia đặc biệt đang được rà soát, trừ các lễ hội truyền thống đã được UNESCO ghi danh hoặc trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, các lễ hội truyền thống này được xác định theo 2 cấp là "lễ hội truyền thống cấp tỉnh" hoặc "lễ hội truyền thống cấp xã" theo quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29-8-2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội

Trong lĩnh vực du lịch, Bộ yêu cầu giữ nguyên tên gọi các khu du lịch quốc gia đã được công nhận, Đồng thời, cập nhật địa danh gắn với khu du lịch theo ĐVHC mới được sắp xếp. Rà soát, điều chỉnh tên gọi, địa danh, địa chỉ mới của tổ chức/ban quản lý khu du lịch có liên quan trực tiếp đến đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.

Bộ VHTTDL đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các ĐVHC hình thành sau sắp xếp gửi báo cáo rà soát, thực hiện về Bộ VHTTDL trước ngày 30-10-2025.

NGỌC ANH

Các bài viết liên quan

photo

Khai mạc Lễ hội Yên Thế 2025

Ngày 16-3 (tức ngày 17-2 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) khai mạc Lễ hội Yên Thế 2025, kỷ niệm 141 năm khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025).
photo

Cầu nối nghệ thuật truyền thống đến giới trẻ

Với niềm đam mê nghệ thuật dân gian và mong muốn đưa chèo đến gần hơn với thế hệ trẻ, năm 2014, Đinh Thị Thảo (nghệ danh là Đinh Thảo, sinh năm 1992) cùng một nhóm bạn trẻ đã khởi xướng dự án “Chèo 48h - Tôi Chèo về quê hương”.
photo

Phái sinh chất liệu dân gian trên các tác phẩm nghệ thuật đương đại: Đường dài mới biết “ngựa” hay

Giới trẻ Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để khẳng định bản sắc. Nhưng muốn thành công không chỉ đơn giản là “hồi sinh” các giá trị quá khứ mà phải biết cách làm mới chúng, đưa chúng vào những không gian và hình thức phù hợp với nhu cầu hiện đại. Chỉ khi đó, văn hóa dân gian mới có thể sống mãi trong lòng công chúng và trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ sáng tạo sau này.
photo

Hò hẹn với Bát Tràng

Từ thưở nằm nôi, tôi đã nhập tâm ngôi làng ấy qua lời ru của mẹ: Trên trời có đám mây xanh / Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng / Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây...
photo

Ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn kích động đồng bào các dân tộc thiểu số - Bài 1: Những âm mưu, thủ đoạn thâm độc

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của đất nước và là nơi các thế lực thù địch tập trung chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại công cuộc đổi mới.
quang-cao
quang-cao
quang-cao