Cầu nối nghệ thuật truyền thống đến giới trẻ

Không chỉ là những lớp học trải nghiệm, dự án mở ra không gian để người trẻ chủ động tiếp cận, gìn giữ, phát triển nghệ thuật truyền thống theo cách của riêng mình. 

Cầu nối nghệ thuật truyền thống đến giới trẻ
  Đinh Thị Thảo - người khởi xướng dự án nghệ thuật “Chèo 48h - Tôi Chèo về quê hương”. Ảnh: VNCC

Khởi nguồn từ lớp học chèo dành cho người không chuyên, dự án dần mở rộng sang nhiều loại hình nghệ thuật dân gian như: Xẩm, chầu văn, quan họ… Suốt hơn một thập kỷ, “Chèo 48h - Tôi Chèo về quê hương” đã thu hút hàng nghìn bạn trẻ đến với nghệ thuật truyền thống, qua những sự kiện như: Gala “Tôi Chèo về quê hương”, workshop “Đến hẹn lại lên”, “Say Xẩm”, “Múa Chèo”, “Chớp bóng di sản” hay các MV truyền thông như: “Rượu bia uống đủ chớ say”, “Tiếp bước theo Đảng”, “Xẩm xuân - Tuổi trẻ & đất nước”…

Cầu nối nghệ thuật truyền thống đến giới trẻ
 Một buổi hướng dẫn múa chèo của nghệ nhân với các bạn trẻ.

Tuy nhiên, hành trình gìn giữ và lan tỏa các loại hình nghệ thuật dân gian chưa bao giờ là dễ dàng. “Khó khăn lớn nhất là sự khác biệt về thói quen tiếp nhận nội dung. Giới trẻ bây giờ quen với nhịp sống nhanh, thích nội dung ngắn, có tính tương tác cao trên mạng xã hội. Trong khi đó, nghệ thuật truyền thống thường thiên về chiều sâu, cần thời gian cảm nhận và không phải lúc nào cũng dễ tiếp cận ngay từ lần đầu tiên”, Đinh Thảo cho biết. 

Để nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với công chúng trẻ, bên cạnh việc truyền dạy và biểu diễn theo lối nguyên bản, “Chèo 48h - Tôi Chèo về quê hương” còn tạo ra những trải nghiệm sáng tạo, kết hợp các hình thức truyền thông hấp dẫn. Người trẻ không chỉ được nghe hát, nghe kể chuyện, mà còn chạm vào nhạc cụ, thử trang phục biểu diễn, thậm chí ứng dụng AI để sáng tác lời mới cho làn điệu xẩm. Cách làm này giúp di sản trở nên sống động, gần gũi, phù hợp với sở thích và cảm nhận của các bạn trẻ.

Cầu nối nghệ thuật truyền thống đến giới trẻ
Các nghệ nhân quan họ Bắc Ninh giới thiệu chơi canh quan họ tới các bạn trẻ tham gia dự án. 

Theo người sáng lập dự án “Chèo 48h - Tôi Chèo về quê hương”, tương lai của nghệ thuật truyền thống phụ thuộc vào thế hệ trẻ. Nếu trước đây họ chỉ tiếp nhận, thì nay họ có thể sáng tạo, định hình và lan tỏa di sản theo cách riêng. “Giữ gìn giá trị nguyên bản là cần thiết, nhưng bên cạnh đó, nghệ thuật truyền thống cũng cần hòa vào đời sống hiện đại thông qua các hình thức tiếp cận gần gũi như: Âm nhạc, thời trang, nội dung số hay công nghệ”, Đinh Thảo nhấn mạnh. 

Với định hướng đó, trong thời gian tới, “Chèo 48h - Tôi Chèo về quê hương” sẽ tiếp tục mở rộng các hoạt động như: Tọa đàm, biểu diễn, chiếu phim di sản, tạo thêm không gian để người trẻ khám phá và gắn kết với nghệ thuật truyền thống. Tuy nhiên, để di sản thực sự đi đường dài, không thể chỉ dừng lại ở việc tiếp cận bề mặt. “Khi nắm vững gốc rễ, các bạn trẻ mới có thể sáng tạo và tiếp nối di sản một cách bền vững. Vì vậy, "Chèo 48h - Tôi Chèo về quê hương" không chỉ mang đến trải nghiệm các làn điệu chèo, xẩm, quan họ, mà còn giúp họ hiểu sâu về cội nguồn văn hóa, từ nhạc cụ, trang phục đến phong tục, cách đối đáp thông qua việc tái hiện không gian biểu diễn nguyên bản”, Đinh Thảo cho biết.

Cầu nối nghệ thuật truyền thống đến giới trẻ
Các bạn trẻ của “Chèo 48h - Tôi Chèo về quê hương”  biểu diễn trên phố đi bộ hồ Gươm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Những nỗ lực của “Chèo 48h - Tôi Chèo về quê hương” đã chứng minh rằng, nghệ thuật truyền thống không hề bị thế hệ trẻ lãng quên. Khi được tiếp cận theo hướng sáng tạo, di sản không chỉ được bảo tồn mà còn có thể hồi sinh, mang diện mạo mới và hòa nhịp cùng đời sống đương đại.

HẢI LY

Các bài viết liên quan

photo

Đề nghị giữ nguyên tên gọi các di sản đã được công nhận sau sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành văn bản số 1445 /BVHTTDL-DSVH về việc rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính (ĐVHC) hình thành sau sắp xếp có di tích là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, Di tích quốc gia đặc biệt và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ VHTTDL.
photo

Khai mạc Lễ hội Yên Thế 2025

Ngày 16-3 (tức ngày 17-2 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) khai mạc Lễ hội Yên Thế 2025, kỷ niệm 141 năm khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025).
photo

Phái sinh chất liệu dân gian trên các tác phẩm nghệ thuật đương đại: Đường dài mới biết “ngựa” hay

Giới trẻ Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để khẳng định bản sắc. Nhưng muốn thành công không chỉ đơn giản là “hồi sinh” các giá trị quá khứ mà phải biết cách làm mới chúng, đưa chúng vào những không gian và hình thức phù hợp với nhu cầu hiện đại. Chỉ khi đó, văn hóa dân gian mới có thể sống mãi trong lòng công chúng và trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ sáng tạo sau này.
photo

Hò hẹn với Bát Tràng

Từ thưở nằm nôi, tôi đã nhập tâm ngôi làng ấy qua lời ru của mẹ: Trên trời có đám mây xanh / Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng / Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây...
photo

Ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn kích động đồng bào các dân tộc thiểu số - Bài 1: Những âm mưu, thủ đoạn thâm độc

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của đất nước và là nơi các thế lực thù địch tập trung chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại công cuộc đổi mới.
quang-cao
quang-cao
quang-cao