Gia đình nhạc sĩ Văn Cao xúc động khi lần đầu cùng hát Quốc ca và lập kỷ lục Việt Nam

Chương trình “Ngày hội văn hóa  vững bước vào kỷ nguyên mới” được Tập đoàn T&T tổ chức, nhằm khích lệ tinh thần của 15.000 cán bộ được lựa chọn từ 80.000 cán bộ, công nhân viên trên cả nước cũng như các trụ sở ở nước ngoài.

Gia đình nhạc sĩ Văn Cao xúc động khi lần đầu cùng hát Quốc ca và lập kỷ lục Việt Nam
 Lễ chào cờ diễn ra trang nghiêm tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình.
Gia đình nhạc sĩ Văn Cao xúc động khi lần đầu cùng hát Quốc ca và lập kỷ lục Việt Nam

 Họa sĩ Văn Thao, con trai và cháu trai cùng hát Quốc ca - tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao.

Màn diễu hành, lễ rước đuốc từ Đất Tổ (Phú Thọ) tiến về Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) lấy cảm hứng từ lễ khai mạc của thế vận hội Olympic, cùng những màn trình diễn sử dụng công nghệ hiện đại và tiết mục nghệ thuật của các ngôi sao hàng đầu đã tạo nên một chương trình văn hóa - nghệ thuật đặc sắc, tôn vinh tinh thần dân tộc.

Với 15.000 người tham gia, “Ngày hội văn hóa vững bước vào kỷ nguyên mới” được xác nhận lập kỷ lục Việt Nam - sự kiện có số lượng cán bộ, nhân viên, đơn vị tham gia nghi thức chào cờ và hát Quốc ca đông nhất Việt Nam.

Gia đình nhạc sĩ Văn Cao xúc động khi lần đầu cùng hát Quốc ca và lập kỷ lục Việt Nam
 Màn rước đuốc từ Đất Tổ (Phú Thọ) về Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình.

Họa sĩ Văn Thao - con trai của nhạc sĩ Văn Cao cho biết, đã nghe Quốc ca hàng nghìn lần nhưng lần nào cũng thấy xúc động, như được tiếp thêm lòng tự hào dân tộc.

Ông đánh giá cao tinh thần tổ chức một sự kiện có ý nghĩa giáo dục và tạo tiếng vang lớn của tập đoàn. Họa sĩ cũng cho rằng sự kiện không chỉ giúp nhân viên của tập đoàn mà khán giả cảm nhận được sự hùng tráng, thiêng liêng của Quốc ca Việt Nam, tác phẩm đồng hành với lá cờ đỏ sao vàng qua mọi giai đoạn lịch sử của đất nước.

“Tôi xúc động và tự hào được mời tham gia một sự kiện tầm cỡ khi có 15.000 người cùng hát Quốc ca. Tôi phải cảm ơn cha mình, người đã tạo ra bài hát hồn thiêng sông núi khiến toàn bộ người dân Việt Nam tự hào. Đây là lần đầu tiên tôi, con trai và cháu nội cùng hát Quốc ca với nhau. Tôi đã xem nhiều chương trình có nhiều người hát Quốc ca ở khắp nơi và thầm mong ước giá như mình được tham gia sẽ hạnh phúc lắm. Lần này tôi đã được thỏa nguyện”, họa sĩ Văn Thao bày tỏ.

Gia đình nhạc sĩ Văn Cao xúc động khi lần đầu cùng hát Quốc ca và lập kỷ lục Việt Nam
 
Gia đình nhạc sĩ Văn Cao xúc động khi lần đầu cùng hát Quốc ca và lập kỷ lục Việt Nam
 Chương trình nghệ thuật cùng công nghệ chiếu sáng hiện đại tái hiện hành trình phát triển của dân tộc.

Nối tiếp sau lễ chào cờ, hát Quốc ca xác lập kỷ lục Việt Nam, chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự xuất hiện của các nghệ sĩ trẻ tài năng hiện nay như: Tóc Tiên, Hieuthuhai, Mono, Anh Tú Atus, Jsol… Cùng với đó là trình diễn thực cảnh của hàng nghìn diễn viên tôn vinh văn hóa dân tộc, cội nguồn con Rồng cháu Tiên.

Chất liệu âm nhạc dân tộc của trống, sáo, nhị, cồng chiêng Tây Nguyên được kết hợp với âm nhạc điện tử hiện đại mang đến không khí hùng tráng, tự hào và đoàn kết dân tộc trong mỗi tiết mục. Các màn trình diễn đều được dàn dựng hoành tráng với màn hình chiếu 6.000 m2, hiệu ứng 3D mapping và sự tham gia của hàng chục đến hàng trăm vũ công.

Gia đình nhạc sĩ Văn Cao xúc động khi lần đầu cùng hát Quốc ca và lập kỷ lục Việt Nam
 
Gia đình nhạc sĩ Văn Cao xúc động khi lần đầu cùng hát Quốc ca và lập kỷ lục Việt Nam
 Các nghệ sĩ trẻ góp phần tạo nên sự mới mẻ, sáng tạo trong chương trình đậm sắc màu văn hóa.

Tin, ảnh: HÀ ANH

Các bài viết liên quan

photo

Đề nghị giữ nguyên tên gọi các di sản đã được công nhận sau sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành văn bản số 1445 /BVHTTDL-DSVH về việc rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính (ĐVHC) hình thành sau sắp xếp có di tích là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, Di tích quốc gia đặc biệt và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ VHTTDL.
photo

Khai mạc Lễ hội Yên Thế 2025

Ngày 16-3 (tức ngày 17-2 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) khai mạc Lễ hội Yên Thế 2025, kỷ niệm 141 năm khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025).
photo

Cầu nối nghệ thuật truyền thống đến giới trẻ

Với niềm đam mê nghệ thuật dân gian và mong muốn đưa chèo đến gần hơn với thế hệ trẻ, năm 2014, Đinh Thị Thảo (nghệ danh là Đinh Thảo, sinh năm 1992) cùng một nhóm bạn trẻ đã khởi xướng dự án “Chèo 48h - Tôi Chèo về quê hương”.
photo

Phái sinh chất liệu dân gian trên các tác phẩm nghệ thuật đương đại: Đường dài mới biết “ngựa” hay

Giới trẻ Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để khẳng định bản sắc. Nhưng muốn thành công không chỉ đơn giản là “hồi sinh” các giá trị quá khứ mà phải biết cách làm mới chúng, đưa chúng vào những không gian và hình thức phù hợp với nhu cầu hiện đại. Chỉ khi đó, văn hóa dân gian mới có thể sống mãi trong lòng công chúng và trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ sáng tạo sau này.
photo

Hò hẹn với Bát Tràng

Từ thưở nằm nôi, tôi đã nhập tâm ngôi làng ấy qua lời ru của mẹ: Trên trời có đám mây xanh / Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng / Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây...
quang-cao
quang-cao
quang-cao