Hàng nghìn giáo viên Hà Nội 'tâm tư' vì chưa được hưởng thu nhập tăng thêm

Giáo dục

07/03/2025 14:27

Cuối năm 2024, HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết 46 quy định về thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức. Mức chi là 0,8 lần lương cơ bản, gồm 0,5 lần chi hàng tháng, còn lại 0,3 lần vào cuối năm.

Nguồn kinh phí chi thu nhập tăng thêm được sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách các cấp. 

Tuy nhiên, chỉ giáo viên là viên chức của các trường học đang được nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên mới được hưởng mức thu nhập tăng thêm này. Giáo viên là viên chức của các trường học tự bảo đảm chi thường xuyên do tham gia thí điểm đặt hàng theo giá dịch vụ giáo dục không được hưởng chế độ. 

Trong khi đó, về bản chất, các đơn vị trường học công lập này vẫn do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên, nguồn thu từ học phí sẽ được trừ khi cấp trên giao dự toán.

Từ tháng 9/2025, khi chủ trương miễn toàn bộ học phí cho học sinh các trường công lập từ mầm non đến THPT trên cả nước được triển khai, các đơn vị này sẽ không có bất cứ nguồn thu nào nữa. 

Trong đơn kiến nghị gửi báo chí hồi đầu tháng 3, đại diện hơn 8.500 viên chức là giáo viên tại Hà Nội bày tỏ mong muốn thành phố sẽ điều chỉnh đối tượng hưởng thu nhập tăng thêm để đảm bảo sự công bằng.

Nếu được hưởng thu nhập tăng thêm, số tiền nhận thêm hàng tháng thấp nhất 2,7 triệu đồng với giáo viên hạng III bậc 1 và cao nhất là 7,9 triệu đồng với giáo viên hạng I, bậc 8. 

Thực tế, nếu không được hưởng chế độ thu nhập tăng thêm như đồng nghiệp ở trường chưa tự chủ và các viên chức khác, giáo viên của các trường thí điểm tự chủ có thể "thiệt" vài chục tới gần trăm triệu đồng mỗi năm.

Thầy Nguyễn Văn Đường (46 tuổi), giáo viên trường THPT Phú Xuyên A (huyện Phú Xuyên), cho biết, ông là giáo viên môn Lịch sử, ra trường 17 năm, hệ số lương là 4.0, hàng tháng thực lĩnh khoảng 13 triệu đồng. Ông hầu như không có thu nhập nào khác vì ngoài giờ lên lớp, thời gian chủ yếu dành cho nghiên cứu tài liệu phục vụ bài giảng.

"Hàng tháng, tôi phải chi trả các hóa đơn tiền thuê nhà, điện nước... và nuôi các con ăn học. Nếu được hưởng chính sách thu nhập tăng thêm, tôi có thêm mỗi tháng vài triệu để trang trải cuộc sống, thêm động lực tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục”, thầy giáo chia sẻ.

Là viên chức giáo dục của thủ đô, thầy Đường rất vui khi biết tin Hà Nội có nghị quyết về thu nhập tăng thêm cho giáo viên. Thế nhưng, như nhiều viên chức giáo dục bị "gạt ra" khỏi đối tượng thụ hưởng chính sách này, thầy Đường cảm thấy chạnh lòng.

Cùng trăn trở về chính sách mới, cô P.N - giáo viên tại huyện Quốc Oai (Hà Nội) cho hay, nếu được hưởng thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 46, mỗi tháng cô được nhận thêm khoảng 3,5 triệu đồng.

Cô N. công tác được 16 năm, mức lương hiện tại 6,8 triệu, làm việc 40 giờ/tuần. “Khi nghị quyết có hiệu lực thi hành, chúng tôi mới tá hỏa ra là cán bộ trong nhiều trường học không được hưởng, thật hụt hẫng và cảm thấy thiếu công bằng”, cô N. tâm sự.

Còn cô V.T.H - giáo viên trường tiểu học tại huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết, mình công tác trong ngành xấp xỉ 20 năm, nếu có thu nhập tăng thêm, mỗi tháng cô nhận thêm hơn 4 triệu đồng. “Số tiền này với người có thu nhập cao có thể không đáng gì nhưng đó là khoản không hề nhỏ với gia đình 4 con như tôi”, cô H. nói.

Một lãnh đạo phòng giáo dục tại Hà Nội cho biết, thời gian qua, vị này cũng nắm được tâm tư của nhiều giáo viên vì chưa được hưởng lương tăng thêm ngành giáo dục. Sự chênh lệch trong chế độ đãi ngộ giữa các nhóm công chức, viên chức rất có thể ảnh hưởng đến động lực làm việc và sự gắn bó với nghề của các thầy cô. Bản thân vị này cũng mong rằng, giáo viên Hà Nội sẽ sớm nhận được sự quan tâm xứng đáng để tiếp tục cống hiến với tất cả tâm huyết và trách nhiệm.

Theo Vietnamnet.com

Các bài viết liên quan

photo

Đẩy mạnh giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông

Ngày 11-4, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT tổ chức Lễ ra mắt sân chơi giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông toàn quốc. Đồng thời thực hiện ký kết hợp tác triển khai sân chơi “Tài chính thông minh” - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam dành cho học sinh phổ thông toàn quốc, theo định hướng của Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết 03/NQ-CP.
11-04-2025 Giáo dục
photo

Chuyên gia chia sẻ về tương lai của trí tuệ nhân tạo Việt Nam

Trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn 2025 - AI Summit & Conference (AISC), Tập đoàn FPT giới thiệu loạt giải pháp AI đột phá, giúp doanh nghiệp và tổ chức tối ưu vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, lãnh đạo và chuyên gia Tập đoàn FPT đưa đến nhiều góc nhìn chuyên sâu về AI và bán dẫn.
14-03-2025 Giáo dục
photo

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác văn phòng

Tháng 3-1950, Bộ phận Hành chính Quản trị (tiền thân của Văn phòng và một số cơ quan chức năng của Học viện Quân y ngày nay) được thành lập. Trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, Văn phòng Học viện Quân y đã không ngừng kiện toàn tổ chức, đổi mới tác phong công tác, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học và điều trị của Học viện.
14-03-2025 Giáo dục
photo

Đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 525/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5-1-2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông đến năm 2030.
14-03-2025 Giáo dục
photo

Văn phòng Học viện Quân y xây đắp truyền thống “Kịp thời - Chính xác - Hiệu quả - An toàn - Mẫu mực”

Ngày 14-3, Văn phòng Học viện Quân y tổ chức gặp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống (18-3-1950 / 18-3-2025) và đón nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.
14-03-2025 Giáo dục
quang-cao
quang-cao
quang-cao